CÁCH THEO DÕI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

November 29, 2022

Khi lượng đường trong máu cao được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, bạn đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (TĐTK). Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, nó ảnh hưởng đến cách mà các tế bào sử dụng glucose. Mức đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ và sức khỏe của em bé.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN BIẾT LIỆU BẠN BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ (TĐTK)?
Một số phụ nữ có thể tăng cảm giác khát nước và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, ở hầu hết phụ nữ, bệnh TĐTK không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào.
Một số rủi ro có thể làm tăng khả năng phụ nữ mang thai mắc bệnh TĐTK, chẳng hạn như:
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thiếu vận động
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Em bé trước đó nặng hơn 4 kg
  • Tiền tiểu đường
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?
Dựa trên kết quả xét nghiệm sàng lọc mà các Bác sĩ thường chỉ định trong thời gian từ 24- 28 tuần thai.
Ở phụ nữ có nguy cơ cao, có thể xét nghiệm sàng lọc bệnh TĐTK  sớm hơn, như ở lần khám thai đầu tiên thường là xét nghiệm dung nạp glucose, ( đầu tiên là mẫu máu xét nghiệm đường huyết thanh, sau đó uống dung dịch đường glucose pha sẵn, khoảng 2 -3 giờ sa sẽ lấy máu xét nghiệm)

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TĐTK
Thường lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ bị TĐTK có nguy cơ sau này  bị bệnh tiểu đường type 2 cao hơn, do đó bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Mặc dù tình trạng này chỉ là tạm thời, nhưng việc kiểm soát lượng đường trong máu của người mẹ khi mang thai là rất quan trọng để giữ cho mẹ và bé khỏe mạnh và ngăn ngừa những khó khăn khi sinh nở.
Phương pháp điều trị bao gồm:
  • Thay đổi lối sống
Phải có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và thường xuyên tập thể dục ( khoảng 30 phút mỗi ngày).  Điều này giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng trong suốt thai kỳ.
  • Theo dõi lượng đường trong máu
Phụ nữ bị TĐTK có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần mỗi ngày. Việc tự theo dõi rất quan trọng vì trong quá trình mang thai, nhau thai tiết ra nhiều hormone kháng lại insulin, có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Theo dõi lượng đường giúp xác định xem bạn có cần dùng thuốc hoặc insulin  hay không?
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách tự theo dõi lượng đường trong máu.
  • Điều trị bằng thuốc
Nếu những thay đổi về lối sống như chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục không kiểm soát được lượng đường trong máu, Bác sĩ của bạn sẽ lên kế hoạch điều trị bệnh TĐTK. Điều này có thể bao gồm dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin để đạt được mục tiêu đường huyết của bạn.
  • Theo dõi giám sát
Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim và sự phát triển của thai nhi bằng siêu âm và các xét nghiệm khác.
Nếu Bạn không chuyển dạ tự nhiên trước ngày dự sinh, Bác sĩ có thể kích chuyển dạ vì sinh con sau ngày dự sinh có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.
Sau khi sinh, Bác sĩ sẽ theo dõi lượng đường trong máu của bạn trong 6 -12 tuần để đảm bảo nó trở lại bình thường.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ NHƯ THẾ NÀO?
Điều quan trọng là phải quản lý bệnh TĐTK vì nó có liên quan đến việc tăng nguy cơ:
  • Cân nặng: những thai nhi trên 4kg có nhiều khả năng khó sinh thường.
  • Sinh non: đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ và sinh non. Trẻ sinh non có thể bị khó thở nghiêm trọng.
  • Thai chết lưu: nếu bệnh TĐTK không được điều trị, trẻ sẽ có nguy cơ tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
  • Hạ đường huyết nghiêm trọng ( lượng đường trong máu thấp): điều này có thể xảy ra ở trẻ sau khi sinh và có thể dẫn đến co giật. Cho em bé ăn ngay hoặc truyền tĩnh mạch glucose có thể giúp đưa lượng đường trong máu của em bé về mức bình thường.
  • Béo phì và tiểu đường type 2: trẻ sinh ra từ những Mẹ mắc bệnh TĐTK không được điều trị có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường type 2 cao hơn khi lớn hơn.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TĐTK Ở MẸ LÀ GÌ?
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mang thai đều có các triệu chúng của bệnh TĐTK, nhưng có thể có các biến chứng liên quan đến lượng đường trong máu cao khi mang thai như:
  • Tăng nguy cơ huyết áp cao ( tiền sản giật)
  • Polyhydramnios ( thừa nước ối)
  • Sinh khó, tỷ lệ mổ lấy thai ao
  • Sinh non ( trước 38 tuần thai)
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2 cao hơn trong cuộc sống sau này.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA BỆN TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ?
Không có cách nào để ngăn ngừa 100% bệnh TĐTK. Tuy nhiên, những thói quen lành mạnh như ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, bắt đầu mang thai với cân nặng khỏe mạnh và chỉ tăng cân theo khuyến nghị trong suốt thai kỳ có thẻ làm giảm nguy cơ mắc bệnh TĐTK và phát triển bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.

Nguòn: https://www.cdc.gov/
            https://www.mayoclinic.org/