Nguyên nhân và cách ngăn ngừa chuột rút tay

February 28, 2022
Nếu tình trạng chuột rút ở tay của bạn kéo dài hơn vài giờ thì bạn nên gặp Bác sĩ để xác định xem chấn thương hoặc tình trạng tiềm ẩn đang gây ra chuột rút ở tay. Ngoài ra, Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị hoặc thay đổi lối sống có thể giúp giảm chuột rút.Bạn nên viết ra thời gian trong ngày bạn đang bị chuột rút và bất kỳ hoạt động nào có vẻ là nguyên nhân gây ra chứng chuột rút vì rất có thể được gây nên bởi những căn bệnh sau

I. NGUYÊN NHÂN
 
1. Bạn có thể mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu bị chuột rút mãn tính. Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra tình trạng chuột rút ở tay tái phát và có khả năng nặng hơn theo thời gian. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau và sưng kéo dài trong vài tuần.
  • Kéo giãn và xoa bóp massage có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm khớp dạng thấp, nhưng tốt nhất bạn nên gặp chuyên gia vật lý trị liệu để tìm hiểu cách thực hiện đúng, để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bác sĩ xác định rằng bạn bị viêm khớp dạng thấp, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị.
 
2. Bạn có thể bị hội chứng ống cổ tay. Trong một số trường hợp, hội chứng ống cổ tay có thể gây chuột rút ở tay. Bạn cũng có thể bị ngứa ran, tê và yếu ở cả bàn tay và cẳng tay. Hội chứng ống cổ tay thường do áp lực lên dây thần kinh.
  • Bác sĩ có thể khám sức khỏe, chụp X-quang và đo điện cơ để chẩn đoán
3. Hội chứng cứng tay do tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, thì bạn có nguy cơ mắc hội chứng cứng tay do tiểu đường, có thể gây ra chuột rút ở bàn tay. Tình trạng này khiến bạn khó cử động các ngón tay và khép các ngón tay. Cách tốt nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa là kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và thực hiện các động tác duỗi tay hàng ngày.
  • Bạn cũng nên thực hiện các bài tập giúp giữ cho đôi tay khỏe mạnh, chẳng hạn như rèn luyện sức bền hoặc chơi các môn thể thao với bóng.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ
  • Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn uống phù hợp.
 
II. NGĂN NGỪA CHUỘT RÚT TAY
 
1 Rèn luyện cho bàn tay và cánh tay . Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh từ 2 đến 3 ngày mỗi lần/ tuần bằng những bài tập nhự bóp vào một quả bóng nhỏ (10-15 lần bóp mỗi tay).. Ngoài ra, bạn có thể chơi các môn thể thao liên quan đến bắt và ném bóng như bóng rổ hoặc ném bóng tennis vào tường. Bạn cũng nên duỗi tay hàng ngày trước và sau khi làm việc. Nếu phải sử dụng tay lặp đi lặp lại một động tác, bạn nên thường xuyên duỗi tay hơn.
 
2 Bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng để đảm bảo cơ thể có đủ canxi, magiê, kali và vitamin B. Hãy uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nếu tập thể dục nhiều hoặc làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá cao thì bạn nên ăn nhiều hơn. Tham khảo ý kiến Bác sĩ nếu muốn uống dược phẩm bổ sung để tăng lượng chất dinh dưỡng.
 
3 Sử dụng các đồ vật có kích thước phù hợp với bàn tay. Việc cầm nắm đồ quá lớn hoặc quá nhỏ so với tay có thể gây khó chịu và chuột rút. Để tránh bị chuột rút bạn nên tìm các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị tập luyện, đồ gia dụng... phù hợp với kích thước tay cầm của bạn.
 
4 Sử dụng chuột máy tính thoải mái. Nếu bạn dành nhiều thời gian trên máy tính, thì sử dụng chuột có thể khiến bạn bị chuột rút. May mắn thay, có rất nhiều loại chuột máy tính khác nhau trên thị trường, do đó, bạn nên chọn loại phù hợp và thoải mái, không cần phải gập tay khi sử dụng.
 
Nguồn: Wikihow

---------------------------
COLUMBIA ASIA VIETNAM
Hệ thống bệnh viện – phòng khám tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư 100% vốn nước ngoài với tâm huyết mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cùng giá trị vượt trội
Đặt hẹn khám: https://vietnamportal.columbiaasia.com
Hotline:
- Columbia Asia Bình Dương - 0274 381 9933
- Columbia Asia Gia Định - 028 3803 0678
- Columbia Asia Sài Gòn - 028 3823 8888