Đối tượng nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

August 12, 2019
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu của phụ nữ. Tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi nếu được tầm soát và phát hiện sớm. Hiện nay có thể dự phòng ung thư cổ tử cung bằng những biện pháp không hề phức tạp như tiêm ngừa và có thể phát hiện sớm bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap định kì hàng năm.
 
1. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Nguyên ngân gây ưng thư cổ tử cung chủ yếu là do nhiễm virus HPV bao gồm 16,18,31,33,35,39,45,51,52,56,58,59,66,68. Trong đó virus HPV 16, 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Có tới 95-97% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Các yếu tố nguy cơ khác phải kể đến là: Quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, viêm nhiễm kéo dài,...
 
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm ở chỗ bệnh diễn tiến một cách âm thầm chứ không có dấu hiệu cụ thể, chỉ đến khi có những triệu chứng lâm sàng như ra máu bất thường mà không liên quan đến kỳ kinh hay sau khi giao hợp, ra khí hư, hôi, đau bụng vùng chậu, tiểu buốt… xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.


Các giai đoạn ung thư cổ tử cung (Nguồn: Internet)

2. ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN LÊN KẾ HOẠCH TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
 
Việc sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu giúp tỷ lệ điều trị khỏi là 80 - 90%. Tỷ lệ chữa khỏi giảm còn 75% ở giai đoạn 2, 30 - 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục.

**Phụ nữ độ tuổi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
  • Phụ nữ ≥ 21 tuổi, đã có quan hệ tình dục (QHTD) và mong muốn được tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ từ  65 tuổi trở lên  nếu có 3 lần Pap hoặc 2 lần co-testing âm tính hoặc sau khi cắt tử cung vì bệnh lành tính thì có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung.
-------------------------
Theo bác sĩ: Phan Thị Thu Tâm – Sản Phụ Khoa
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định