NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU GÓT CHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẠI NHÀ

August 01, 2023


Gót chân là bộ phận chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể. Do đó, khi đứng quá lâu hoặc đi nhiều, cơn đau gót chân sẽ xuất hiện. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, hạn chế vận động mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thuyên giảm bạn nên đến Bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
 
1. Nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân:
  • Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng cân gan chân, gây đau và cứng khớp.
  • Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến, thường là do hoạt động thể chất quá mức gây ra. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ vào tình huống gây chấn thương. 
  • Gãy xương. Nếu nghi ngờ gãy xương thì không nên tự điều trị tại nhà 
  • Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân achilles hoạt động qúa mức dẫn đến tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực gây tổn thương vùng gót chân. Ngoài triệu chức đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động 
  • Viêm bao hoạt dịch là viêm túi chứa chất dịch lỏng ở quanh khớp. Người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót bị đo hoặc nóng 
  • Viêm cột sống dính khớp. chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Nó không chỉ gây viêm các đốt sống nghiêm trọng mà còn có thể dẫn đến đau gót chân. 
  • Thoái hoá xương sụn. sẽ gây đau gót chân. Những rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. 
  • Viêm khớp phản ứng. là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng cơ quan khác trong cơ thể 
  • Gai xương gót chân là hậu quả của viêm gan chân kéo dài. Nó khiến người bệnh bị đau nhức, cảm thấy gai gai phần gót ở chân
2. Một số biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu bị đau gót chân, trước tiên bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, như:
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Chườm đá (không đặt đá trực tiếp lên da) vào gót chân trong 10 đến 15 phút, hai lần một ngày.
  • Uống thuốc giảm đau không kê toa.
  • Mang giày đúng size, có đệm lót chân
  • Mang nẹp ban đêm, một thiết bị đặc biệt giúp kéo dài bàn chân khi bạn ngủ.
3. Bạn nên khám Bác sĩ chuyên khoa khi
Nếu đã áp dụng các chăm sóc trên trong vòng 2 tuần mà tình trạng đau gót chân vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bạn cần đi khám Bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình. Trong nhiều trường hợp, Bác sĩ chỉ định:
  • Tập vật lý trị liệu. Điều này có thể giúp tăng cường cơ bắp và gân ở bàn chân, giúp ngăn ngừa chấn thương thêm.
  • Nếu cơn đau nghiêm trọng, Bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống viêm. Những loại thuốc này có thể được tiêm vào chân hoặc uống.
  • Để hỗ trợ bàn chân, Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng giày dép đặc biệt.
  • Trong những trường hợp rất hiếm, bác sĩ có thể đề nghị PHẪU THUẬT, nhưng phẫu thuật gót chân thường cần thời gian hồi phục lâu và có thể không phải lúc nào cũng làm giảm đau chân.
4. Các biến chứng của đau gót chân
Đau gót chân có thể làm mất khả năng vận động và ảnh hưởng đến các cử động hàng ngày của bạn. Điển hình nó  có thể làm ảnh hưởng đến việc đi lại làm mất thăng bằng,ngã khiến dễ bị các chấn thương khác.
 
5. Cách ngăn ngừa đau gót chân:
Có thể không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp đau gót chân, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để tránh chấn thương gót chân và ngăn ngừa cơn đau:
  • Mang giày vừa vặn, phù hợp với kích cỡ bàn chân và có đệm lót chân
  • Mang giày phù hợp cho vận động thể thao
  • Tránh đi chân trần, điều này có thể làm tăng áp lực và đau nhức lên gót chân.
  • Khởi động trước khi tập thể dục.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc khi cơ bắp của bạn đau nhức.
Chúng ta không nên chủ quan về tình trạng đau gót chân, và cần nắm được cách phòng ngừa từ sớm và nếu tình trạng đau kéo dài nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình để được  điều trị tránh những biến chứng làm hạn chế vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
----------------------------------
CHUYÊN KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH