Phụ nữ trẻ dễ bị đau tim hơn đàn ông

September 15, 2021
Một nghiên cứu gần đây cho biết phụ nữ trẻ bị đau tim nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trong khi tỷ lệ đau tim đã giảm ở người lớn tuổi, thì tỷ lệ này lại tăng ở những người ở độ tuổi 35-54, đặc biệt là phụ nữ.
 
I. Các yếu tố nguy cơ đau tim đối với phụ nữ
  • Cao huyết áp: Phụ nữ có thể bị cao huyết áp do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc trong khi mang thai. Ngoài ra, tất cả phụ nữ trên 65 tuổi có nguy cơ bị cao huyết áp hơn nam giới.
  • Cholesterol cao: Estrogen giúp bảo vệ phụ nữ chống lại cholesterol không tốt cho sức khỏe. Nhưng sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống khiến cholesterol xấu trở nên nhiều hơn.
  • Hút thuốc
*Các yếu tố nguy cơ bổ sung bao gồm:
  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Di truyền bệnh tim
  • Tuổi tác (nguy cơ tăng lên khi bạn già đi)
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Không hoạt động thể chất
  • Sử dụng rượu quá mức
II. Hormone có ảnh hưởng đến nguy cơ đau tim của bạn không?
 
Nhiều phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết tố theo toa để tránh thai hoặc để giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh (được gọi là liệu pháp thay thế hormone). Một số nghiên cứu cũng cho thấy thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, ở tim hoặc ở chân, và chúng cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn. Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc này.

III. Những triệu chứng đau tim ở nữ giới  

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng các cơn đau tim chủ yếu xảy ra với nam giới, nhưng bệnh tim lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam và nữ. Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi là nhận biết các dấu hiệu đau tim và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đối với đa số mọi người, cả đàn ông và phụ nữ thì đau ngực hoặc khó chịu là triệu chứng chính của cơn đau tim. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng có các triệu chứng đau tim ít dễ nhận biết hơn, chẳng hạn như:
  • Đau hoặc khó chịu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể (lưng, cổ, hàm, cánh tay hoặc dạ dày)
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa
Cần phải làm gì để sớm ngăn ngừa xuất hiện những cơn đau tim
Mặc dù một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình. Người ta ước tính rằng 80% bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ, có thể được ngăn ngừa thông qua thay đổi lối sống, chẳng hạn như:
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim: Tránh thực phẩm chế biến sẵn và quá ngọt. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên: tập luyện ít nhất 150 phút/ tuần để tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Giảm rượu: Phụ nữ nên hạn chế uống không quá một ly rượu mỗi ngày.
  • Vận động nhiều hơn: Ngoài tập thể dục, bạn nên vận động suốt cả ngày và tránh ngồi lâu.
  • Quản lý căng thẳng: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy căng thẳng có liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Bệnh tim có thể khó dự đoán, và đôi khi không có triệu chứng. Đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất để nhận biết các yếu tố nguy cơ và điều trị các bệnh có liên quan đến bệnh tim, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.
---------------------------
Chuyên Khoa Tim mạch - COLUMBIA ASIA VIETNAM
bác sĩ Khoa tim mạch giàu kinh nghiệm đã được tu nghiệp chuyên sâu tại Pháp về Tim mạch và hệ thống máy móc hiện đại giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý bệnh mạch vành, cao huyết áp, loạn nhịp, suy tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh...