THIẾU MÁU CƠ TIM

April 06, 2024

Thiếu máu cơ tim có thể hiểu đơn giản là tình trạng tim bị thiếu máu, thiếu oxy, khiến tim không thể thực hiện nhiệm vụ tuần hoàn máu trong cơ thể một cách bình thường. 

Tuy là bệnh lý rất phổ biến về tim mạch, thiếu máu cơ tim lại vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các nguy cơ:
  • Nhồi máu cơ tim
  • Hoại tử cơ tim 
  • Ảnh hưởng đến tính mạng 
Khi bị thiếu máu cơ tim lâu ngày nhưng lại không được chữa trị kịp thời và đúng cách, trái tim bắt buộc phải làm nhiều việc hơn để giúp đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể. Cũng chính vì vậy mà chỉ từ một bệnh thiếu máu sẽ có thể “lây" ra các biến chứng khác như:
  • Rối loạn nhịp tim 
  • Suy tim 
  • Đau thắt ngực mạn tính
LÝ DO VÌ ĐÂU MÀ CƠ TIM LẠI BỊ THIẾU MÁU? 
Bệnh thiếu máu cơ tim có nhiều nguyên nhân và những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Bệnh cũng có thể phát triển từ từ theo sự mảng bám, tắc nghẽn của động mạch hoặc cũng có thể xảy ra bất ngờ nhanh chóng khi động mạch đột ngột xuất hiện các cục máu đông.  

1. Nguyên nhân: 
- Xơ vữa động mạch vành: Các mảng xơ vữa được tạo thành từ lượng Cholesterol dư thừa sẽ bám và tích tụ bên trong động mạch, làm chậm hoặc nghẽn sự lưu thông của máu. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất. 
- Cục máu đông: Khi các mảng xơ bị vỡ, không còn bám vào động mạch, chúng sẽ di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể. Tới những nơi hẹp, nếu chúng lớn hơn mạch, chúng sẽ gây tắc nghẽn, khởi phát tình trạng thiếu máu và các cơn nhồi máu cơ tim. 
- Co thắt động mạch vành: Tuy đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng sự tạm thời co thắt sẽ làm giảm hoặc ngăn lưu lượng máu đến tim.

2. Tác nhân: 
- Thuốc lá: hút thuốc lá chủ động hay bị động đều có thể khiến thành động mạch bị xơ cứng và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao không ổn định có thể gây tổn thương động mạch, làm cho chúng cứng, xơ và thậm chí làm hẹp mạch, ngăn máu lưu thông. 
- Mỡ trong máu: Mức mỡ xấu (cholesterol LDL) và chất béo trung tính (triglyceride) cao trong máu có thể gây xơ vữa mạch. Nhưng nếu thiếu lượng mỡ tốt (cholesterol HDL) thì cũng sẽ gây mất cân bằng và tạo thành các mảng xơ.  
- Tiểu đường: Bệnh có thể khiến cho lớp nội mạch máu bị tổn thương và sẽ tạo sự co mạch hay hiện tượng các tế bào tiểu cầu kết dính thành cục huyết khối gây nghẽn mạch. 
- Thừa cân: Bệnh béo phì thường kéo theo các bệnh lý hệ luỵ khác như huyết áp cao, tiểu đường. Và thường những người thừa cân thì có lượng triglyceride và cholesterol LDL trong máu cao. 
- Lối sống ít vận động sẽ vừa khiến cho bản thân có nguy cơ mắc bệnh béo phì vừa khiến sự chuyển hoá năng lượng trong cơ thể bị kém đi - tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
- Tiểu sử bệnh của gia đình nếu đã từng bị mắc bệnh lý về tim mạch, đột tử sẽ khiến gia tăng nguy cơ bị bệnh thiếu máu cơ tim.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA BỆNH?
Phòng bệnh luôn là phương pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn là chữa bệnh. Để phòng bệnh thiếu máu cơ tim ta cần tránh xa các tác nhân gây nên bệnh. Cụ thể là:

1. Điều chỉnh và kiểm soát bản thân:
- Không hút thuốc hoặc từ bỏ việc hút thuốc. Tránh trở thành người hút thuốc thụ đồng bằng cách tránh xa những nơi có khói thuốc hoặc người đang hút thuốc.
- Tầm soát và kiểm soát huyết áp, cholesterol, lượng đường. Các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ theo công ty có thể giúp bạn tầm soát vấn đề này.
- Tập thể dục và vận động thường xuyên
- Duy trì cân nặng khoẻ mạnh. Số cân nặng khỏe mạnh là tuỳ thuộc vào từng cơ địa khác nhau. Vui lòng liên hệ chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ để biết số cân nặng khoẻ mạnh của bản thân mình.
- Ăn uống lành mạnh: ít béo, ít muối, nhiều rau và trái cây

2. Tầm soát bệnh thiếu máu cơ tim
Phương pháp tầm soát bệnh thiếu máu cơ tim cũng là một phương pháp hữu hiệu cung cấp thông tin quan trọng về sự hiện diện và mức độ của các mảng xơ vữa bám trong động mạch vành. Từ đó đánh giá được các nguy cơ tim mạch, tiên lượng các vấn đề tim mạch trong tương lai để đưa ra cách điều trị dự phòng, hạn chế các biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong.

Tuy nhiên, các gói tầm soát bệnh thiếu máu cơ tim này chỉ dành cho các đối tượng từ 30 tuổi trở lên. Cụ thể là trong các trường hợp:
- Từ 30 đến 45 tuổi có ít nhất 2 tác nhân gây thiếu máu cơ tim 
- Bệnh nhân trên 45 tuổi có 1 tác nhân gây thiếu máu cơ tim
 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH 
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim là những cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên bệnh thiếu máu cơ tim cũng có thể không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng nào. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim ở phụ nữ, người cao tuổi, và người bị bệnh tiểu đường có thể dễ nhận biết hơn:
- Nhịp tim nhanh
- Khó thở khi tập luyện, vận động
- Buồn nôn, nôn 
- Đau cổ hoặc hàm
- Đau vai hoặc cánh tay
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi

CẦN LÀM GÌ KHI THẤY CÓ DẤU HIỆU BỊ BỆNH THIẾU MÁU CƠ TIM?
Trong tình trạng nguy cấp như đau ngực dữ dội, dai dẳng không dứt hay thở nhanh, thở gấp, buồn nôn, nôn, hãy gọi ngay số điện thoại cấp cứu 115 để được đưa đến bệnh viện gần nhất 

CHẨN ĐOÁN BỆNH THIẾU MÁU CƠ TIM:  
Dựa trên các triệu chứng bệnh nhân đang có thì chưa đủ để kết luận bệnh và hiện trạng bệnh. Vì vậy để chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, Điện tâm đồ, Chụp cắt lớp MSCT: để kiểm tra điểm vôi hóa mạch vành, Chụp động mạch vành: để định vị vị trí tắc nghẽn và mức độ hẹp, tắc nghẽn , Siêu âm Doppler tim: để xác định các bất thường vận đồng vùng nghi do bị tắc nghẽn mạch vành, đánh giá phân suất tống máu thất trái, chức năng tâm trương thất trái,...

Chuyên khoa Tim mạch - TIm Mạch Can thiệp Bệnh Viện Quốc tế Columbia Asia Bình Dương có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tất cả các phương pháp trên. 
- Chụp cắt đa lớp MSCT 
- Chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA
- Siêu âm Doppler tim
- và các thiết bị hỗ trợ các phương pháp khác 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thiếu máu cơ tim mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. 
a. Phương pháp tự điều chỉnh sinh học bản thân: 
Đối với người trẻ và ở các mức độ nhẹ chưa cần can thiệp sâu, kiên trì điều chỉnh lối sống của bản thân sẽ đem lại các chỉ số sức khoẻ tốt, giảm mỡ xấu trong máu, giảm được đường, giảm được cân nặng, giảm được sự tác động của thuốc lá,... 
b. Phương pháp điều trị bằng thuốc: 
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim. Tuỳ vào tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình, các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau kèm theo liều lượng được điều chỉnh qua từng tiến độ điều trị. 
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc theo các toa kê cho người quen, hay lấy từ trên mạng.
c. Phương pháp điều trị tim mạch can thiệp:
Nong mạch, đặt stent, bắc cầu động mạch,... là các cách phẫu thuật can thiệp tim mạch giải quyết tình trạng tắc nghẽn, giúp lưu thông máu.

Đơn vị Tim mạch - Can thiệp Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương :
▪️ Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước​
▪️ Trang thiết bị hiện đại dòng máy Philips Azurion 3. Máy có các kỹ thuật hiện đại như chụp mạch xóa nền DSA, công nghệ DCR – Sơ đồ mạch vành động với phần mềm mới nhất trên thị trường, StentBoost Live,.. giúp thấy rõ hơn các thương tổn, lộ trình chuyển động của động mạch vành, giúp Bác sĩ quan sát nong hay chồng stent chuẩn xác đến từng milimet
▪️  Can thiệp chuyên sâu các mức độ khó
▪️  Có đủ các stent tiên tiến, tốt nhất hiện nay
---
COLUMBIA ASIA BÌNH DƯƠNG