Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

August 10, 2021

I. TỔNG QUAN
Thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng không còn nằm ở vị trí thông thường mà chui ra qua một điểm yếu trên thành bụng ở vùng bẹn. Kết quả là khối thoát vị này đôi khi có thể gây đau đớn, đặc biệt khi bạn ho, cúi xuống hoặc nâng một vật nặng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thoát vị không gây đau.
 
Thoát vị bẹn không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không tự cải thiện và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật để khắc phục thoát vị bẹn khi bệnh gây đau đớn hoặc khối thoát vị to ra.
 
2. TRIỆU CHỨNG
Hầu hết thoát vị bẹn không có triệu chứng gì cho đến khi tình cờ phát hiện:
 
  • Khối phồng lên ở khu vực hai bên xương mu của bạn, trở nên rõ ràng hơn khi đứng thẳng, đặc biệt là khi ho hoặc căng thẳng
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhức ở chỗ phồng lên.
  • Đau hoặc khó chịu ở bẹn, đặc biệt khi cúi xuống, ho hoặc nâng
  • Cảm giác nặng nề hoặc kéo lê ở bẹn
  • Yếu hoặc cảm giác có khối đè nặng áp lực lên bẹn.
  • Đôi khi, đau và sưng quanh tinh hoàn khi khối tạng chạy xuống bìu.Và tự động biến mất khi nằm xuống thư giãn. Đôi khi khối phồng này không thể tự “lặn” được, người bệnh phải dùng tay để đẩy lên.

*Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ em
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ em là do cơ thành bụng bị yếu khi sinh. Đôi khi khối thoát vị chỉ nhìn thấy khi trẻ khóc, ho hoặc rặn khi đi tiêu khiến bé có thể cáu kỉnh và chán ăn
Ở trẻ lớn hơn, thoát vị có thể rõ ràng hơn khi trẻ ho, rặn khi đi tiêu hoặc đứng trong thời gian dài.
 * Dấu hiệu
Nếu bạn không thể đẩy khối thoát vị vào, các chất bên trong khối thoát vị có thể bị nghẹt trong thành bụng gây tắc nghẽn dòng máu đến các mô bị mắc kẹt và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị
Các dấu hiệu và triệu chứng của khối thoát vị bị nghẹt bao gồm: 
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt
  • Đau đột ngột và nhanh chóng tăng lên
  • Khối thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm
  • Không có khả năng đi tiêu hoặc “xì hơi” 
III. KHI NÁO BẠN NÊN ĐẾN GẶP BÁC SĨ
 
Bạn nên gặp Bác sĩ ngay lập tức nếu khối thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm màu hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của khối thoát vị bị nghẹt như cảm thấy đau đớn ở bẹn, hai bên xương mu và dễ nhận thấy khối thoát vị khi đứng, đặt tay trực tiếp lên vùng đó.
 
4. NGUYÊN NHÂN
Một số thoát vị bẹn không có nguyên nhân rõ ràng. Những trường hợp khác có thể xảy ra do:
  • Tăng áp lực trong ổ bụng
  • Cơ thành bụng yếu
  • Rặn khi đi tiêu (do táo bón) hoặc đi tiểu
  • Làm viêc quá sức
  • Thai kỳ
  • Ho hoặc hắt hơi mãn tính 

Ở nhiều người, tình trạng yếu thành bụng dẫn đến thoát vị bẹn xảy ra trước khi sinh, khi mà cơ thành bụng bị yếu không đóng lại đúng cách. Các chứng thoát vị bẹn khác phát triển muộn hơn  khi cơ yếu đi do lão hóa, hoạt động thể chất gắng sức hoặc ho kèm theo hút thuốc.
 
Bệnh cũng có thể xảy ra do một chấn thương hoặc phẫu thuật vùng bụng.
 
Ở nam giới, điểm yếu thường xuất hiện ở ống bẹn, nơi dòng tinh đi vào bìu. Ở phụ nữ, ống bẹn mang một dây chằng giúp giữ tử cung tại chỗ, và đôi khi thoát vị xảy ra khi mô liên kết từ tử cung gắn vào mô xung quanh xương mu.
 
 
5. CÁC YẾU TỐ RỦI RO
Các yếu tố góp phần phát triển thoát vị bẹn bao gồm:
  • Là nam giới. Nam giới có nguy cơ bị thoát vị bẹn cao gấp 8 lần so với nữ giới.
  • Lão hóa.
  • Di truyền.
  • Ho mãn tính, .
  • Táo bón mãn tính
  • Thai kỳ. Mang thai có thể làm cơ bụng yếu đi và gây tăng áp lực bên trong bụng.
  • Sinh non và nhẹ cân. Thoát vị bẹn thường gặp ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Tiền sử thoát vị bẹn trước đó  Ngay cả khi chứng thoát vị trước đây của bạn xảy ra khi còn nhỏ, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc lại 

6. CÁC BIẾN CHỨNG
Các biến chứng của thoát vị bẹn bao gồm:
 
  • Áp lực lên các mô xung quanh. Hầu hết các thoát vị bẹn sẽ to ra theo thời gian nếu không được phẫu thuật. Ở nam giới, khối thoát vị lớn có thể kéo dài vào bìu, gây đau và sưng tấy.
  • Thoát vị lồng ruột. Nếu thành phần bên trong của khối thoát vị bị kẹt ở điểm yếu của thành bụng, các chất này có thể gây tắc nghẽn ruột, dẫn đến đau dữ dội, buồn nôn, nôn mửa và không thể đi tiêu.
  • Sự biến dạng. Khối thoát vị bị nghẹt có thể cắt đứt lưu lượng máu đến một phần ruột thì đoạn này sẽ bị hoại tử. Thoát vị bị bóp nghẹt đe dọa tính mạng và cần phải phẫu thuật ngay lập tức. 

7. CHẨN ĐOÁN
 
Đôi khi qua lời mô tả của người bệnh và kết quả thăm khám rõ ràng, người bệnh không cần phải làm thêm xét nghiệm nào khác để chẩn đoán. Để kiểm tra khối thoát vị, một số bệnh nhân sẽ được yêu cầu đứng thẳng và ho. Đây là tư thế dễ thấy khối thoát vị nhất trong trường hợp khối này không rõ khi khám.
Một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm bụng, CT scan hoặc MRI để đánh giá phù hợp.

8. ĐIỀU TRỊ
Ở trẻ em, bác sĩ có thể thử dùng tay ấn để giảm khối phồng trước khi cân nhắc phẫu thuật. Nếu thoát vị của bạn nhỏ và không ảnh hưởng nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn theo dõi.
Thoát vị phì đại hoặc gây đau đớn thường Bác sĩ yêu cầu phẫu thuật chủ động để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.Tùy trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi hoặc mổ hở cho bạn.
 
9. PHÒNG NGỪA
Bạn không thể phòng tránh được khiếm khuyết bẩm sinh khiến bạn dễ bị thoát vị bẹn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm căng cơ và các mô ở bụng. Ví dụ:
 
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ăn nhiều chất xơ Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa táo bón
  • Tránh nâng vật nặng hoặc nếu phải nâng thì phải nâng đúng cách.
  • Bỏ thuốc lá. hút thuốc thường gây ra ho mạn tính có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị bẹn.

----------------------------
COLUMBIA ASIA VIETNAM
Hệ thống bệnh viện – phòng khám tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư 100% vốn nước ngoài với tâm huyết mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cùng giá trị vượt trội
Hotline:
- Columbia Asia Bình Dương - 0274 381 9933
- Columbia Asia Gia Định - 028 3803 0678
- Columbia Asia Sài Gòn - 028 3823 8888