NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SÁN DẢI / ẤU TRÙNG LỢN

April 04, 2019
I.  CẢNH GIÁC VỚI BỆNH SÁN DẢI / ẤU TRÙNG LỢN

Bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn hay còn gọi là sán dải lợn gặp tại hơn 50% các quốc giá và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, có ít nhất 55 tỉnh thành có các trường hợp mắc bệnh sán dải lợn.
Sán dải lợn (Taenia solium) là con sán hình dẹp có một đầu có các miệng xúc tu để bám vào thành ruột và thân là các đốt sán liên tục dính vào nhau thành một dây. Sán dải lợn gây nên hai căn bệnh chính ở người là bệnh sán dài và bệnh ấu trùng sán, chính là sán gạo. Bệnh thường liên quan thới thói quen ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín kỹ.


Sán dải lợn (Nguồn: Internet)

II. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH



Quy trình phát triển bệnh sán dải/ ấu trùng sán lợn (Nguồn: Internet)
 
Sán dải lợn phát triển trong ruột non của người. Người nhiễm sán trưởng thành sẽ thải trứng sán và các đốt sán chưa đầy trứng ra môi trường bên ngoài qua phân. Lợn bị nhiễm sán do ăn phải các đốt sán lợn hay trứng của sán lợn mà con người thải ra, trứng sán nở ra trong ruột non, phôi trứng xâm lấn vào thành ruột, tlợn đường máu tới não, cơ vấn, gan và các mô khác. Sau khoảng 3 – 8 tuần các nang sán hình thành, đây chính là “gạo” được tìm thấy trong mô thịt lợn.
Khi người ăn phải thịt lợn gạo không nấu chín sẽ bị nhiễm sán lợn. Khi nuốt phải trứng sán, trứng vào cơ thể và nở thành ấu trùng, ấu trùng di chuyển đến các mô tạo thành nang, thường gặp nhất là mô não và mắt. Đây chính là bệnh cảnh do ấu trùng sán dải lợn có các nang sán dưới da, trong cơ, trong não hoặc trong các cơ quan khác.
 
III. CHẨN ĐOÁN BỆNH VÀ CÁC XÉT NGHIỆM LIÊN QUAN
Để chẩn đoán người bị nhiễm sán lợn đa số là qua việc phát hiện được các đốt sán tự chui ra khỏi hậu môn hoặc được thải ra phân.
Khi nào cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán?
  • Xét nghiệm phân tìm trứng sán, đốt sán được thực hiện khi nghi ngờ người mang sán trưởng thành trong ruột.
  • Xét nghiệm ELISA thực hiện khi nghi ngờ người nhiễm ấu trùng sán.
  • Siêu âm, chụp X-quang, CT scanner, MRI thực hiện khi nghi ngờ người mang sán sâu trong mô cơ, mắt, não.
Lưu ý: Các xét nghiệm phân và máu đều có thể không chính xác do phản ứng chéo với các ký sinh trùng khác, do đó cần phối hợp với thăm khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
 
IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM SẢN DẢI/ẤU TRÙNG LỢN
Nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Danh sách hệ thống Columbia Asia tại Việt Nam:

1. Bệnh viện Columbia Asia Gia Định Số 1 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Số tổng đài: 028 3803 0678
2. Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn Số 8 Alexandre de Rhodes Street, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
Số tổng đài: 028 3823 8888
3. Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương Đường 22 tháng 12, Khu Phố Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An,  Bình Dương
Số tổng đài: 0274 381 9933
 
V. CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH SÁN DẢI/ẤU TRÙNG LỢN
  • Giữ vệ sinh cá nhân
  • Xử lý chất thải đúng cách, đảm bảo vệ sinh
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, loại bỏ thịt lợn nhiễm gạo, không ăn thịt lợn tái, sống hoặc tiết canh lợn.
  • Tẩy giun định kì hai lần một năm.
  • Điều trị dứt điểm người mang sán trưởng thành trong ruột
 
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hường – Khoa nhi
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định