TRẺ BỊ ÓI KHI MỌC RĂNG CÓ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?

April 22, 2019
Trẻ mọc răng bắt đầu khoảng từ 6 tháng tuổi và đến năm 3 tuổi trẻ đã có được 20 chiếc răng. Quá trình mọc răng ít nhiều sẽ khiến trẻ bị khó chịu, chảy nước miếng nhiều, thích nhai gặm, ăn kém ngon, khó ngủ, nướu sưng đau…
Tuy nhiên, có một số biểu hiện không do qua trình mọc răng gây ra như:
  • Sốt cao
  • Ho
  • Đau bụng
  • Ói
  • Tiêu lỏng
  • Nổi ban da
Trong đó, nôn ói xảy ra trong giai đoạn trẻ mọc răng thường do nguyên nhân nhiễm vi trùng hoặc virus. Các tình trạng bệnh lý thường gặp gây nôn ói bao gồm: cảm cúm, viêm tai, viêm dạ dày - ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi chăm sóc trẻ bị nôn ói, cha mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi và cung cấp đủ dịch lỏng và quay trở lại chế độ ăn bình thường khi trẻ đã ngưng nôn ói được 12 – 24 giờ.
Nểu trẻ nôn ói xảy ra cùng với những biểu hiện sau thì cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay:
  • Sốt cao
  • Ngủ nhiều hơn bình thường
  • Nổi ban kéo dài
  • Trẻ bị khó chịu nhiều
  • Dấu hiệu mất nước: khô môi miệng, khóc không có nước mắt, tiểu ít hơn bình thường
  • Bụng căng đầy
  • Nôn ói kéo dài trên 12h hoặc nôn ói lượng nhiều
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hường – Khoa Nhi
Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn