Pediatrics

GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ KHỎI MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Đến nay, bệnh tay chân miệng (TCM)  vẫn chưa có vắc-xin hoặc thuốc đặc hiệu để chống lại sự lây nhiễm bệnh TCM. Vì vậy, với tình hình dịch đang bùng phát như hiện nay việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay thường xuyên là rất quan trọng.
 

Bệnh TCM có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, nhưng 90% các trường hợp chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
 
BỆNH TCM LÂY NHIỄM NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do virus, thường do virus Coxsackie A16 và EV 71 gây ra.

VIÊM GAN CẤP TÍNH CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN Ở TRẺ EM


Từ những trường hợp đầu tiên được báo cáo ở các quốc gia Châu Âu và Mỹ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em đã bắt đầu được ghi nhận ở một số nước Châu Á và Đông Nam Á. Hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nào, tuy nhiên khả năng xuất hiện ca bệnh là hoàn toàn có thể, khi một số quốc gia trong khu vực đã báo cáo các trường hợp bệnh đầu tiên (Nhật Bản, Singapore, Indonesia)

CHĂM SÓC TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TIÊM VẮC XIN COVID-19


Cả nước đang triển khai đợt tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ cũng như tăng hiệu quả của vắc xin, sau đây là những điều NÊN và KHÔNG NÊN LÀM cho trẻ trước và sau khi tiêm mà phụ huynh cần lưu ý.

Những phản ứng rất thường gặp sau tiêm vắc xin  Covid -19 ở trẻ 5-11 tuổi:
- Vắc xin Pfizer: mệt mỏi, đau đầu, tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh, sốt. 

Viêm phổi ở trẻ - Cách nhận biết sớm & Chăm sóc trẻ

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở nhóm dưới 5 tuổi. Vì vậy, việc nhận biết sớm cũng như phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
 
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Cô Vi và cô Đen ( Dengue ) cô nào nguy hiểm cho trẻ em hơn ?

Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng vì Covid vẫn còn tăng cao, mọi người thường mang tâm lý lo sợ và thường để các bé nhỏ ở nhà khi bé có bệnh
Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt đang vào mùa sốt xuất huyết Dengue. Đây là 1 tình trạng bệnh lý rất nặng và có nhiêu biến chứng nguy hiểm nếu trẻ đến khám không kịp thời.
 
Trong vài tuần vừa qua, Bệnh viện Columbia Aisa Bình Dương (CABD) đã tiếp nhận rất nhiều trẻ nhỏ tới khám trong tình trạng nặng, nguy kịch vì biến chứng của sốt xuất huyết (SXH). 

Xử trí và chăm sóc một số bệnh thường gặp ở trẻ


1. SỐT
Trẻ sốt khi có thân nhiệt cặp nách từ 37,5oC trở lên. Khi trẻ sốt cao từ 39oC trở lên có thể bị co giật. Khi trẻ sốt, nên:
- Uống nhiều nước, nằm chỗ thoáng mát, mặc quần áo mỏng dễ thoát mồ hôi.
- Uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt từ 38,5oC trở lên, những trẻ có tiền sử sốt cao co giật hoặc bị bệnh phổi, bệnh tim mạch thì nên cho uống thuốc hạ sốt khi sốt 38oC.
- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ, có thể uống hoặc nhét hậu môn.