CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ MÙA NẮNG NÓNG

May 26, 2023



Nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là với người cao tuổi (trên 65 tuổi), người mắc bệnh mạn tính: tim mạch, huyết áp...

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỘT QUỴ DO NẮNG NÓNG
Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40- 41độ C, kèm theo đột ngột mất ý thức, ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:
  • Đau nhức đầu,
  • Lúc đầu da đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt sau đó chuyển sang ửng đỏ, nóng và khô.
  • Yếu nửa người, không cử động được
  • Không nói hoặc khó nói
  • Tim đập nhanh, thở gấp, khó thở
  • Triệu chứng lú, không xác định thời gian và không gian
  • Phát cơn co giật, mê sảng
  • Ngất xỉu, bất tỉnh
  • Buồn nôn và nôn
  • Thay đổi trạng thái ý thức hoặc hành vi: lú lẫn, kích động, mê sảng.
PHÒNG NGỪA
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta cần phòng ngừa:
  • Uống nước thường xuyên, không để khát nước mới uống. Nên bổ sung trái cây tươi như cam, quýt, chuối, nho để cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể.
  • Kiểm soát: stress, huyết áp, đường huyết, mỡ máu
  • Ăn uống dinh dưỡng ( tăng cường rau và trái cây)
  • Mặc quần áo được làm từ chất liệu nhẹ và thoáng mát
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế ra ngoài những lúc nắng gắt, nhất là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải làm việc ngoài trời cần trang bị mũ nón, nước uống, áo dài tay, nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ...
  • Cố gắng lên lịch tập thể dục hoặc lao động chân tay vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc buổi tối.
  • Không nên đột ngột từ phòng máy lạnh ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời. Nhiệt độ phòng không chênh lệch vượt quá 7 độ C so với bên ngoài.
  • Không nên tắm ngay sau khi đi nắng
  • Đối với người đã từng bị đột quỵ, rất dễ bị tái phát. Cần khám định kỳ và uống thuốc theo chỉ định, nếu thấy cơ thể bất thường cần đi khám ngay.
  • Khi thấy người có những dấu hiệu đột quỵ trên, cần đưa đi cấp cứu ngay. Tuy nhiên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm.
Để giữ cho mình luôn khỏe và phòng tránh nguy cơ đột quỵ trong thời tiết nắng nóng, mọi người cần lưu ý những cách tự bảo vệ mình và người thân ở trên nhé.

COLUMBIA ASIA BINH DUONG - CHUYÊN KHOA NỘI THẦN KINH