Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

November 25, 2020

Ban nghĩ rằng mắc bệnh tiểu đường sẽ phải gặp rất nhiều phiền phức bao gồm việc ăn uống tiết chế hơn, sử dụng thuốc thường xuyên và phải đến gặp Bác sĩ định kỳ.?
Sự thật là chỉ cần bạn “KHÔNG PHẢI” đối mặt với những biến chứng do tiểu đường gây nên thì việc điều trị hoàn toàn không phải là điều gì khó khăn cả. Tin tốt là những biến chứng của tiểu đường đều hoàn toàn có thể được ngăn ngừa nếu bạn luôn giữ đường huyết ổn định. Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng và phương pháp để ngăn ngừa hiệu quả:

1. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường do nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người bình thường. Nguyên nhân có thể gây nên chủ yếu là:
  • Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh chi phối tim và mạch máu
  • Huyết áp cao làm tăng áp lực máu qua động mạch và làm hỏng thành động mạch
  • Rối loạn mỡ máu: chỉ số Cholesterol -LDL  (cholesterol xấu) tăng và chỉ số Cholesterol - HDL (Cholesterol tốt) giảm, Triglycerides cao là tác nhân chính gây xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch dẫn đến đau tim và đột quỵ.











2. BỆNH THẬN
Tiểu đường gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận khiến chức năng thận suy giảm. Từ đó, gây nên bệnh thận mạn tính, về lâu dài có thể dẫn đến suy thận. Khi đó người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận
 
3. TỔN THƯƠNG THẦN KINH

Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh:
  • Tay, chân: gây tê bì, mất cảm giác, loét chân dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao và có thể phải đoạn chi (cắt bỏ một phần chi)
  • Tai: dẫn đến mất thính lực
  • Dạ dày: rối loạn tiêu hóa, gây ợ chua, buồn nôn, no nhanh, sụt cân, chán ăn và chướng bụng
  • Tiết niệu: việc quan hệ tình dục gặp khó khăn, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.
Tuy nhiên, không phải ai bị tổn thương thần kinh cũng có triệu chứng rõ ràng nên bạn cần lưu ý.

4. MẤT THỊ LỰC

Lượng đường trong máu cao có thể làm ảnh hưởng hoặc hỏng các mạch máu nhỏ ở võng mạc gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa (thường là cho cả 2 mắt). Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp cao hơn

*BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

1. Làm xét nghiệm HbA1C mỗi 3 tháng 1 lần

2. Duy trì mức huyết áp dưới 140/90mm Hg (hoặc theo chỉ định của Bác sĩ tùy theo tình trạng)

3. Kiểm soát mức cholesterol

4. Sống lành mạnh


- Ngừng hút thuốc lá
- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của Bác sĩ
- Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh sẫm màu (cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa…) protein nạc, cá nhiều axit béo omega-3 (cà hồi, cá ngừ) và ngũ cốc nguyên hạt
- Hạn chế ăn thực phẩm đã qua chế biến như khoai tây chiên, đồ ngọt, đồ ăn nhanh và nhiều chất béo, chất xơ
- Uống nhiều nước
- Luôn giữ tinh thần lạc quan
- Tích cực vận động cơ thể điều độ











5. Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn đang thừa cân, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ về cân nặng phù hợp với bạn.

6. Kiểm tra cơ thể thường xuyên để tránh nhiễm trùng

 - Xem có vết cắt, mẩn đỏ, sưng tấy, vết loét, vết chai, vết chai hoặc mụn nước hay không
- Vệ sinh chân thường xuyên (rửa bằng nước ấm và lau khô), cắt và dũa móng gọn gang, mang giày vừa chân, hạn chế đi chân trần
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày, tháo và vệ sinh rang giả (nếu có) hàng ngày, đi khám răng định kỳ, liên hệ Bác sĩ nếu bạn thấy nướu bị sưng/chảy máu hoặc nhiễm trùng răng/
- Khám mắt nếu có tình trạng bất thường



----------------------------
BS CKI. Đặng Thanh Tiến - Khoa Nội tổng quát - Tiểu đường
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương 
 
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: