Những Điều Cần Biết Khi Chạy Thận

September 19, 2019
Suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính gây giảm sút từ từ số lượng nephron và chức năng của thận. Suy thận mạn được xác định khi có bằng chứng tổn thương thận hay độ lọc cầu thận <60 ml/phút kéo dài trên 3 tháng
 
Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Quá trình diễn biến của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.
 
Suy thận mạn chia làm 5 giai đoạn I=>V hay còn gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối.
 
Chạy thận nhân tạo là gì:
Chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối =>máy lọc chất thải, muối và chất lỏng trong máu khi thận không còn đủ khả năng để làm công việc này.

Những điều cần lưu ý khi bạn là người đang đươc điều tri bằng phương pháp này:
  • Tuân thủ điều trị theo các chuyên khoa: Thận + bệnh lý nguyên nhân.
  • Tránh các thuốc độc cho thận và thay đổi liều dùng phù hợp theo mức độ suy thận.
  • Phối hợp chế độ điều trị và chế độ dinh dưỡng (tổng năng lượng 1600kcal-2000kcal/ ngày)
  • Chế độ ăn nhạt: được áp dụng trong hầu hết các bệnh thận.
  • Giảm lượng nước uống vào trong trường hợp có phù.
  • Điều trị tăng Kali máu
  • Theo dõi cân nặng mỗi ngày nhằm tránh tăng cân quá mức giữa 2 lần chạy thận nhân tạo
  • Chủng ngừa cúm, viêm gan siêu vi A,B, viêm phổi do phế cầu …
  • Rửa tay thường xuyên: rửa tay sau khi tiếp xúc với người khác hoặc người bệnh. Việc này giúp bạn tránh khỏi nguy cơ nhiễm bệnh hoặc nhiễm trùng.
  • Bỏ thuốc lá.                               
  • Đảm bảo giấc ngủ đạt 8 giờ/ngày
  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp nếu có .
  • Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc huyết áp thì không nên uống thuốc trước buối chạy thận nhân tao .
Bạn nên cập nhật số điên thoại của Bác sĩ, nhân viên đơn vị thận nhân tạo để được hỗ trợ chuyên môn kịp thời khi có trường hợp bất thường xảy ra sau khi chạy thận nhân tạo.
 
Bs. Lê Hoàng Tường Lâm - Trưởng Khoa Cấp Cứu Hồi Sức Thận Nhân Tạo
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương