Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng đông tác động trực tiếp đường uống

September 24, 2019

1. Thuốc kháng đông trực tiếp đường uống là gì?
Là những thuốc được kê toa để làm cho máu của bạn không đông. Những thuốc này gồm Dabigatran (Pradaxa); và những thuốc ức chế yếu tố Xa như apixaban (Eliquis), edoxaban (Savaysa, Lixiana), rivaroxaban (Xarelto). Những thuốc này còn được gọi là thuốc kháng đông trục tiếp bởi vì no có tác dụng ức chế trực tiếp các yếu tố đông máu (Các yếu tố đông máu là ngững protein trong máu có vai trò làm đông máu).

2. Thuốc kháng đông này khác với Warfarin như thế nào?
Warfarin (Coumadin) được sử dụng trong một thời gian để dự phòng và điều trị cục máu đông. Những thuốc kháng đông trực tiếp đường uống là những thuốc thuộc thế hệ mới. Các thuốc này tác dụng tốt hơn Warfarin cho hầu hết bệnh nhân, nhưng có một số khác biệt như sau:
  • Tất cả các thuốc kháng đông đều gây chảy máu. Tuy nhiên thuốc kháng đông trực tiếp đường uống có xuất huyết não ít hơn so với Warfarin.
  • Bạn dùng các thuốc này không cần theo dõi các xét nghiệm đông máu trong quá trình điều trị. Bác sĩ yêu cầu bạn xét nghiệm chức năng gan và thận để điều chỉnh liều thuốc. Khi sử dụng Warfarin bạn cần có kế hoạch theo dõi đều đặn xét nghiệm đông máu.
  • Bạn dùng thuốc kháng đông thế hệ mới thay đổi liều điều trị ngoại trừ trong một số trường hợp khi bắt đầu điều trị. Bệnh nhân điều trị Warfarin cần phải điều chỉnh liều dựa theo kết quả xét nghiệm đông máu.
  • Bạn đang uống thuốc kháng đông thế hệ mới chỉ lưu tâm đến một vài thức ăn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc Warfarin cần quan tâm những thức ăn rau xanh trong khẩu phần ăn mỗi ngày vì chứa một lượng vitamine K có thể ảnh hưởng đến liều Warfarin.
  • Một số thuốc kháng đông thế hệ mới chỉ uống 1 lần 1 ngày như Warfarin: edoxaban, rivaroxaban (ngoại trừ một số trường hợp phải uốn 2 lần/ngày trong 3 tuần đầu tiên). Một số thuốc kháng đông thế hẹ mới uống 2 lần/ngày như: apixaban, dabigatran.
  • Các thuốc kháng đông thế hệ mới có chi phí cao hơn Warfarin.
  • Ít có thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc kháng đông thế hệ mới (đối với Warfarin thì rất nhiều sẽ tương tác và tăng nguy cơ chảy máu). Nhưng điều quan trọng là bạn cần báo cáo cho bác sĩ những thuốc khác đang sử dụng.
  • Bạn có thay van tim cơ học thì chỉ sử dụng thuốc kháng đông Warfarin, không được dùng thuốc kháng đông thế hệ mới.
  • Bạn có thai không được sử dụng thuốc kháng đông thế hệ mới hay Warfarin. Bạn chỉ có thể sử dụng thuốc tiêm Heparin trọng lượng phân tủ thấp như enoxaparin (Lovenox), dalteparin (Fragmin).

3. Tại sao bác sĩ phải kê toa thuốc kháng đông?
Lý do chủ yếu để bác sĩ kê toa là dự phòng cục máu đông hoặc điều trị cục máu đông đã hình thành trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, không có thuốc kháng đông nào có thể dự phòng hoàn toàn cục máu động, chỉ hạ thấp nguy cơ tạo cục máu đông. Những thuốc kháng đông này không làm tan cục máu, chỉ có tác dụng giữ cục máu đông không to thêm và không di chuyển đến những vị trí khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng đông cho bạn trong những tình huống sau:
  • Bạn có những vấn đề liên quan với rối loạn nhịp như rung nhĩ. Thuốc kháng đông có tác dụng hạ thấp nguy cơ đột quị do cục máu đông.
  • Bam có những phẫu thuật thay khớp háng hay khớp gối. Thuốc kháng đông giúp bạn dự phòng tạo cục máu đông ở chân (còn gọi huyết khối tĩnh mạch sâu) hay phổi (còn gọi thuyên tắc phổi).
  • Bạn đã từng có đột quỵ do rung nhĩ.
  • Bạn đã từng có huyết khối tĩng mạch sâu hay thuyên tắc phổi
Trước khi bạn được bác sĩ kê toa thuốc kháng đông, bạn cần xét nghiệm máu để xem xét chức năng thận và gan. Nếu bạn có những vấn đề về bệnh gan hay bệnh thận thì nhũng thuốc kháng đông có tác động trực tiếp đường uống không thích hợp cho bạn hoặc bác sĩ sẽ giảm liều thuốc kháng đông cho bạn.

4. Bạn cần làm gì khi uống thuốc kháng đông có tác động trực tiếp đường uống?
Khi dùng thuốc kháng đông để dự phòng cục máu đông, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
  • Bạn cần biết hàm lượng thuốc (mg), màu sắc viên thuốc và lý do vì sao bác sĩ kê toa thuốc kháng đông.
  • Bạn cần sử dụng thuốc kháng đông đúng cách theo hưỡng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc phải đúng thời gian trong ngày, không được quên cử thuốc, không dùng 2 cử thuốc cùng lúc, không thay đổi liều thuốc hay ngưng thuốc khi chưa được phép của bác sĩ. Cần phải chuẩn bị sẵn thuốc kháng đông trước khi có hết thuốc. Thuốc Rivaroxaban có thể dùng cùng với thức ăn. Apisxaban không dùng chung với nước ép bưởi.
  • Bạn không được phép sủ dụng thuốc kháng đông với các thuốc giảm đau như Ibuprofen, Naproxen hay Aspirine. Những thuốc này sẽ tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với thuốc kháng đông. Nếu bạn cần dùng thuốc giảm đau cần tư vấn với bác sĩ của bạn. Thuốc giảm đau Acetaminophen  sẽ an toàn cho bạn
  • Bạn cần tư vấn bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ thuốc mới như các thuố không kê toa hay các thực phẩm chức năng vì những thuốc này sẽ thay đổi hiệu quả của thuốc kháng đông bạn đang sử dụng.
  • Bạn cần đeo bản cảnh báo trong người như đeo ở cổ, vòng tay để mọi người biết bạn đang dùng thuốc kháng đông và lý do bạn phải dùng thuốc kháng đông. Điều này có ý nghĩa khi bạn gặp tai nạn không thể giải thích tình trạng bệnh và người chăm sóc sẽ hiểu được như thế nào sẽ chăm sóc bạn. Trên bảng cảnh cáo cần có tên và số điện thoại của người cần liên lạc cấp cứu.
  • Riêng với thuốc kháng đông Dabigatran: bạn cần lưu ý vài điều sau:
  • Giữ Dabigatran trong lọ thuốc nguyên thủy, không được chứa trong những lọ thuốc khác.
  • Sử dụng Dabigatran với 1 ly nước đầy sau ăn. Không được nằm ít nhất ½ giờ sau khi uống thuốc. Điều này sẽ tránh tác dụng phụ trên dạ dày.
  • Không được bẻ, nhai hay mở viên con nhộng có chứa thuốc Dabigatran.
5. Thuốc kháng đông có những tác dụng phụ gì?
Tác dụng phụ thương gặp tình trạng xuất huyết trong cơ thể có thể nhẹ hay nguy hiểm đe dọa tính mạng. Xuất huyết có thể xảy ra trong cơ thể mà bạn không thấy. trong những tình huống khẩn cấp, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, bạn sẽ được điều trị thuốc ức chế tác dụng thuốc kháng đông.
Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết khi có những triệu chứng chảy máu như sau:
  • Cảm giác khó chịu ở dạ dày hay ói ra máu.
  • Nhức đầu, chóng mặt hay mệt mỏi.
  • Chảy máu mũi không cầm.
  • Nước tiểu màu đỏ hay sậm màu.
  • Máu đỏ trong phân hay đi tiêu phân đen sệt.
Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ biết nếu có những triệu chứng sau:
  • Chảy máu từ nướu răng sau khi đánh răng.
  • Có triệu chứng ra kinh nhiều hay chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt.
  • Có triệu chứng bầm ở da sau khi chấn thương rất nhẹ.
  • Tiêu chảy hay nôn ói hay không thể ăn hơn 24 giờ.
  • Có sốt nhiệt độ hơn 380C

Theo bác sĩ Hà Tuấn Khánh – Nội tim mạch
Phòng khám Columbia Asia Saigon