Hậu covid -19: Đau nhức cơ xương khớp và bài tập giúp giảm đau

April 10, 2022

Theo ERJ Open Research (Anh) có đến Khoảng 20-30% người bệnh khỏi COVID-19 gặp triệu chứng đau nhức xương khớp. Đau nhức cơ xương khớp là 1 trong 10 di chứng phổ biến hàng đầu mà F0 đã khỏi bệnh dễ mắc phải. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến vận động cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài 3-6 tháng.

Các triệu chứng đau nhức xương khớp ghi nhận ở cả người có tiền sử mắc các bệnh về cơ xương khớp, như viêm khớp dạng thấp, , thoái hóa khớp, gout...khi mắc Covid-19, người bệnh rơi vào đợt bùng phát bệnh mới, rầm rộ hơn. Xương khớp người bệnh dễ bị tổn thương hơn, tăng mức độ nặng của bệnh, điều chỉnh thuốc cũng khó khăn hơn rất nhiều.
 
Những người chưa từng bệnh cơ xương khớp, sau khỏi Covid-19 cũng cảm thấy đau nhức, mỏi cơ xương khớp nhiều hơn, như đang trong một đợt cảm cúm.
 
Để giảm đau nhức xương khớp cần phải có sự kiên trì, Bác sĩ  khuyên F0 khỏi bệnh nên thực hiện sớm các bài tập vận động tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động co duỗi khớp đơn giản, đạp xe đạp, đi bộ, đến các bài tập cường độ cao đều có thể giúp tinh thần sảng khoái, rút ngắn thời gian hồi phục. Vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày không những giúp tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp mà còn kích thích sụn khớp được dinh dưỡng tốt hơn, tái tạo sụn khớp tổn thương cũng như giảm các phản ứng viêm có hại trong khớp.

Khi nào khám và liên hệ với bác sĩ Cơ xương khớp?
 
Người bệnh nên được thăm khám khi có gặp một trong các trường hợp sau:
-       Các cơ và khớp chưa được cải thiện sau 2-3 tháng
-       Đau nhức khớp và cơ ngày càng nghiêm trọng hơn
-       Không thể hoạt động hoặc tập thể dục vì đau cơ và khớp
-       Xuất hiện các triệu chứng như kim châm , tay hoặc chân trở nên cứng hoặc yếu hơn, hoặc có vấn đề với khả năng giữ thăng bằng.

Bài tập giúp giảm đau nhức và khỏe cơ xương khớp sau khỏi Covid-19

Cần chủ động chăm sóc xương khớp càng sớm càng tốt ngay sau khi điều trị khỏi F0 để cải thiện tình trạng đau nhức dai dẳng, tăng sức mạnh cơ xương khớp và những di chứng ảnh hưởng đến vận động. Nên duy trì chế độ tập ít nhất 3 lần mỗi tuần. và Bạn có thể chia các bài tập ra nhiều buổi và tăng dần độ khó hoặc độ nặng của tạ qua các buổi tập. Luôn sử dụng vật dụng hỗ trợ vững chắc như cạnh bàn, ghế...

          1. Ngồi mở rộng gối  ( tập mạnh cơ đùi)  –Seated knee extension
              - Ngồi thẳng, lưng dựa vào ghế. Đá chân thẳng lên chậm trong khi đếm đến 2. 
               - Hạ chân xuống trong khi đếm đến 4.
               - Tập 10 lần.
               - Đổi chân, lặp lại bên chân kia.






      2. Đứng lên ngồi xuống  – Sit to stand                                                                                                           
          - Hai chân rộng bằng vai.
          - Nâng hai tay thẳng ra trước mặt và song song với sàn.
          - Từ từ ngồi xuống, khi mông chạm vào thành ghế, không ngồi, thay vào hãy ấn gót chân để đứng.
          - Không dùng tay hoặc vung thân để lấy đà.  
          - Lặp lại 10 lần




3. Cơ vai  - Shoulder press ·
    - Ngồi hoặc đứng.
    - Gập khuỷu  tay và nắm tay của bạn hướng lên trên. Nên tập với tạ có trọng lượng nhẹ.
    - Lặp lại 10 lần













4. Bài tập bụng- Bridging  
     - Nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng hai bên người, hai lòng bàn tay úp xuống. 
     - Hai gối gập lại sao cho 2 bàn chân đặt thẳng trên thảm và rộng bằng vai.
     - Nâng hông khỏi sàn đồng thời giữ lưng thẳng. 
     - Lặp lại  5-10 lần







5  Bài tập  Standing leg
- Đứng bên cạnh bàn chắc chắn, vịn một hoặc hai tay vào bàn.
- Giữ chân mang tạ thẳng, mũi chân hướng về trước.
- Đưa chân chậm sang bên.
- Đưa chân chậm về lại.
- Lặp lại 10 lần cho mỗi bên

- Đưa chân chậm sang bên.
- Đưa chân chậm về lại.
- Lặp lại 10 lần cho mỗi bên.

---------------------------------
Chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình
COLUMBIA ASIA VIETNAM
Chuyên cung cấp dịch vụ khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh cơ xương khớp và chấn thương với trình độ chuyên môn cao