Những lưu ý khi bắt đầu điều trị bệnh thận mạn tính

September 23, 2020

Khi bệnh thận diến tiến nặng, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện lọc máu vì khi đó chức năng thận đã bị suy yếu. Vì thế, bệnh nhân hay người thận có bệnh nhân cần điều trị bệnh thận cần lưu ý những điểm sau:
  1. Chạy thân nhân tạo là phương pháp  lọc máu
Thận có chức năng lọc máu để loại bỏ chất . Khi chức năng thận bị suy nặng sẽ gây và tích tụ nước cùng các như: kali, natri, bicarbonate gây nguy hiểm cho cơ thể. Chạy thận nhân tạo không giúp chữa khỏi bệnh thận nhưng là phương pháp điều trị nhằm hỗ trợ quá trình đào thải nước và chất độc, cân bằng các chất điện giải.

  1. Các hình thức lọc máu
Có 2 hình thức lọc máu: chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.
+ Chạy thận nhân tạo: sử dụng máy chạy thận có bộ lọc đặc biệt. Máu của bệnh nhân được đưa ra ngoài cơ thể và đưa qua màng lọc để lọc các chất độc rồi được đưa trở lại cơ thể.
+ Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): sử dụng chính màng bụng của bệnh nhân để làm màng lọc. Dung dịch lọc máu được đưa vào khoang phúc mạc trong ổ bụng để hấp thụ chất thải trong máu. Sau khi lọc xong, dung dịch này được xả ra ngoài cơ thể.
 
  1. Cần tiểu phẫu trước khi lọc máu
Trước khi bắt đầu chạy thận nhân tạo, Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu tạo một cầu nối thông động - tĩnh mạch ở tay. Đối với lọc màng bụng, bạn cũng sẽ được phẫu thuật để đặt một ống thông vào khoang bụng là nơi dẫn dịch lọc đi vào và ra khỏi cơ thể
 

Chạy thận nhân tạo
  1. Thời gian cần thiết để lọc máu
Bệnh nhân cần thực hiện chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần và mỗi lần tầm 4 tiếng.
Đối với lọc màng bụng, sẽ gồm 2 phương pháp:
+ Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD): dịch lọc được thay 4-5 lần/ngày
+ Lọc màng bụng chu kỳ tự động (APD): dịch lọc được đưa vào cơ thể 3-10 lần thông qua thiết bị trao đổi dịch chu kỳ tự động đối với trường hợp lọc liên tục. Còn trường hợp lọc cách quãng thì số chu kỳ lọc sẽ được tăng lên.
 
  1. Rủi ro khi lọc máu
Đối với chạy thận nhân tạo, bạn có thể phải đối diện với rủi ro như: hình thành cục máu đông trong mạch máu hoặc nhiễm trùng. Đối với lọc màng bụng, bệnh nhân có thể bị viêm phúc mạc. Ngoài ra, lọc máu chu kì cũng có thể gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên lo lắng vì quá trình lọc máu sẽ luôn được theo dõi và đảm bảo an toàn bởi Ê-kip chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
 
  1. Chi phí lọc máu
Ngoài nỗi lo về sức khỏe, bệnh nhân cũng sẽ đối diện với nỗi lo về chi phí cho quá trình lọc máu lâu dài. Hiểu được điều đó, bệnh viện Columbia Asia Bình Dương muốn san sẻ đỡ gánh nặng khi điều trị suy thận bằng cách tiếp nhận thanh toán BHYT cho dịch vụ này.
 
  1. Môi trường lọc máu
Lọc máu là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải được thực hiện trong môi trường đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ của đội ngũ y tế và gia đình.
Tại bệnh viện Columbia Asia Bình Dương, bệnh nhân chạy thân nhân tạo sẽ nhận sự chăm sóc toàn diện với Ê-kip gồm Bác sĩ thận, Bác sĩ dinh dưỡng, điều dưỡng, nhân viên bảo hiểm và điều kiện môi trường tốt nhất với trang thiết bị hiện đại, không gian thoải mái.

-------------------------
Ths.BS Phạm Thị Diễm Thảo - chuyên khoa Thận
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
 
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: