Suy giãn tĩnh mạch

October 30, 2021

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và to ra thường xảy ra ở chân và bàn chân. Chúng có thể có màu xanh lam hoặc tím sẫm, và thường có dạng cục, phồng hoặc xoắn.
 
Các triệu chứng khác bao gồm:
  • Chân đau nhức, nặng nề và hay bị tê
  • Bàn chân và mắt cá chân sưng tấy
  • Chân bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm
  • Da khô, ngứa và mỏng có thể nhìn thấy một búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo ở chân 
 Các triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết ấm áp hoặc nếu bạn đã đứng trong thời gian dài. Chúng có thể cải thiện khi bạn đi lại hoặc khi bạn nghỉ ngơi và nâng cao chân.
 
*KHI NÀO THÌ NÊN GẶP BÁC SĨ
Bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ khi bị giãn tĩnh mạch mà không gây khó chịu cho bạn
Giãn tĩnh mạch hiếm khi là một tình trạng nghiêm trọng và thường không cần điều trị.
Nhưng hãy nói chuyện với Bác sĩ nếu:
 
  • Chứng giãn tĩnh mạch của bạn đang khiến bạn đau hoặc khó chịu
  • Da trên các tĩnh mạch của bạn bị đau và bị kích ứng
  • Cơn đau nhức ở chân của bạn gây khó chịu vào ban đêm và làm ảnh hưởng giấc ngủ của bạn
Bác sĩ đa khoa có thể chẩn đoán giãn tĩnh mạch dựa trên các triệu chứng này, đôi khi có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác.
 
I. NGUYÊN NHÂN
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân
 Một số yếu tố nguy cơ bị chứng giãn tĩnh mạch như:
  • Phụ  nữ có nguy cơ cao hơn nam giới
  • Độ tuổi từ 30
  • Tiền sử gia đình
  • Thừa cân
  • Ít vận động
  • Làm việc phải đứng hay ngồi quá lâu
  • Phụ nữ mang thai
  • Một số nguyên nhân khác
II. ĐIỀU TRỊ
 
Suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nếu chứng giãn tĩnh mạch không gây khó chịu cho bạn, bạn có thể không cần điều trị.
 Điều trị giãn tĩnh mạch thường chỉ cần để:
  1. Giảm bớt các triệu chứng - nếu chứng giãn tĩnh mạch đang làm bạn đau hoặc khó chịu
  2. Điều trị các biến chứng - chẳng hạn như loét chân, sưng tấy hoặc đổi màu da
  3. Một số người cũng được điều trị vì lý do thẩm mỹ.
 Nếu cần phải điều trị, trước tiên bác sĩ có thể khuyên bạn nên tự chăm sóc tại nhà như:
  1. Sử dụng vớ y khoa (trước tiên bạn sẽ được Bác sĩ siêu âm tĩnh mạch kiểm tra tuần hoàn máu)
  2. Tập thể dục thường xuyên
  3. Tránh ngồi và đứng lâu . Thay đổi tư thế thường xuyên để giúp máu lưu thông.
  4. Nâng cao chân khi nghỉ ngơi có thể giúp giảm sưng chân và các triệu chứng khác
 
1. Vớ y khoa có nhiều kích cỡ và áp lực khác nhau. Hầu hết những người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ được chỉ định mang loại 1 (áp lực nhẹ) hoặc loại 2 (trung bình). Chân của bạn sẽ cần được đo ở một số vị trí để đảm bảo size chính xác.
 
Mang vớ y khoa ngay khi thức dậy vào buổi sáng và cởi ra khi đi ngủ.
 
Kéo chúng lên hết cỡ để mức độ áp lực chính xác được áp dụng cho từng phần của chân bạn. Đừng để vớ cuộn xuống, nếu không nó có thể thắt chặt vào chân bạn.
 Nếu chân của bạn thường bị sưng, bạn nên đo chân vào buổi sáng, khi tình trạng sưng phù giảm đi.
Nếu vớ y khoa khiến da chân bị khô, hãy thử thoa kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ để giữ ẩm cho da.
 Bạn cũng nên để ý đến các vết đau trên chân, cũng như các vết phồng rộp và đổi màu.
 
Thay vớ thường phải được thay từ 3 đến 6 tháng một lần.
 
 Điều trị: Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn cần được điều trị hoặc chúng gây ra các biến chứng, tùy vào tình trạng của bạn Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất

2. Sử dụng nhiệt 
Một trong những phương pháp điều trị đầu tiên thường được đưa ra là sử dụng nhiệt bằng năng lượng từ sóng cao tần hoặc laser (điều trị bằng laser nội mạc) để phá hủy các tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
 
Loại bỏ tĩnh mạch bị giãn bằng can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị bằng nhiệt, ít xâm lấn dưới hướng dẫn của hình ảnh, sử dụng năng lượng của laser hoặc sóng cao tần để cắt (đốt) và đóng kín tĩnh mạch suy giãn. Phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch bằng nhiệt an toàn, ít xâm lấn hơn phẫu thuật và gần như không để lại sẹo.
 
Loại bỏ bằng sóng cao tần hoặc bằng laser có thể được thực hiện dưới phương pháp gây tê cục bộ khi tỉnh hoặc gây mê toàn thân khi bạn đang ngủ.
 
3. Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch 
Nếu phương pháp điều trị triệt đốt bằng nhiệt không phù hợp với bạn, bạn thường sẽ được cung cấp một phương pháp điều trị gọi là liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch
 
Điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc vào tĩnh mạch bị suy giãn và làm chúng bị tắc hoàn toàn. Máu thường trở về tim qua các tĩnh mạch này sẽ chảy qua các tĩnh mạch khác. Các tĩnh mạch được tiêm cuối cùng sẽ co lại và biến mất.

4. Phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị cắt đốt nội nhiệt và liệu pháp xơ hóa không phù hợp với bạn, bạn thường sẽ được cung cấp phẫu thuật để loại bỏ tĩnh mạch, sửa van, lấy bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da...
 Bạn thường có thể về nhà ngay trong ngày, nhưng việc nằm viện qua đêm đôi khi là cần thiết, đặc biệt nếu bạn đang phẫu thuật cả hai chân.
  • Lột bỏ tĩnh mạch (Phẫu thuật stripping)
Để thực hiện thủ thuật này, trước tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bẹn và thường rạch thêm một đường khác ở gần mắt cá chân. Sau đó bác sĩ sẽ tách và thắt tất cả nhánh tĩnh mạch suy giãn với tĩnh mạch hiển, là tĩnh mạch nông chính ở chân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lột bỏ tĩnh mạch hiển.
Hiện nay, thủ thuật này chỉ dành cho các trường hợp không thể điều trị bằng laser hoặc sóng cao tần.
  • Sử dụng keo sinh học cyanoacrylate
Đây là kỹ thuật mới khác được gọi là thông tắc bằng bơm keo cyanoacrylate. Các tĩnh mạch bị giãn sẽ được tiêm một loại keo đặc biệt giúp đóng lại, ngăn lưu thông máu và cải thiện các triệu chứng.
Phương pháp điều trị này đã được chứng minh vừa an toàn vừa hiệu quả, tỷ lệ thành công cao.

-------------------------
Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
đội ngũ Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu chuyên điều trị các bệnh lý tim mạch kết hợp với trang thiết bị hiện đại kỹ thuật cao hỗ trợ Bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác, đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả cho từng trường hợp của bệnh nhân.

- Tìm hiểu thêm: https://bit.ly/2UiKN1l
- Đặt hẹn khám: https://bit.ly/2H3snLR